Ngày 9/10,ãirácởmiềnTâyhoạtđộnglạisauthángbịchốtchặgoogle dịch hình ảnh ông Dương Minh Tùng, Chủ tịch UBND huyện Ba Tri, cho biết khoảng 30 xe với 300 tấn rác được vận chuyển vào bãi rác xã An Hiệp trong ngày. "Trong buổi sáng có khoảng 50 người dân phản đối, nhưng sau đó qua làm việc với cơ quan chức năng họ đã giải tán", ông Tùng nói.
Bãi rác xã An Hiệp hoạt động hơn 10 năm trước, mỗi ngày tiếp nhận 30-40 tấn rác của huyện Ba Tri. Gần hai năm nay, nơi này phải nhận thêm mỗi ngày 120-150 tấn rác từ TP Bến Tre và Châu Thành do nhà máy xử lý rác Bến Tre (xã Hữu Định, huyện Châu Thành) bị đóng cửa vì để rác ùn ứ, gây ô nhiễm.
Việc phải tiếp nhận thêm quá nhiều rác khiến hệ thống xử lý quá tải, ảnh hưởng đời sống hàng trăm hộ dân hai xã trong phạm vi bán kính 1.000 m. Giữa tháng 7, các hộ dân lập chốt chặn không cho xe chở rác vào bãi, rác từ các địa phương sau đó bị tồn đọng, tỉnh Bến Tre đã tổ chức đối thoại với người dân nhưng bất thành.
Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo Bến Tre với hơn 100 hộ ở hai xã An Hiệp, xã An Đức hôm 6/10, một số hộ đồng ý cho bãi rác hoạt động lại nhưng phải đảm bảo không ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, nhiều người không đồng ý và yêu cầu tỉnh dời bãi rác hoặc dời các hộ khỏi khu vực gần bãi rác.
Hiện, các ô chôn lấp tại bãi rác đã được phủ bạt để hạn chế nước rỉ, mùi hôi, việc khắc phục môi trường được cho là đảm bảo khoảng 95%. Đơn vị chức năng đang thi công ao gom nước thải, giải tỏa đền bù các ao nuôi tôm lân cận để mở rộng khu vực bãi rác thêm 3 ha.
Lãnh đạo huyện Ba Tri cũng cho biết địa phương này đang khảo sát, lấy ý kiến người dân về việc di dời nhà khỏi khu vực bị ảnh hưởng bởi bãi rác kèm chế độ tái định cư. Bên cạnh đó, tại khu vực bãi rác sẽ công khai đường dây nóng để người dân kịp thời phản ánh khi phát hiện ô nhiễm.
Dự kiến, bãi rác ở xã An Hiệp sẽ tiếp tục tiếp nhận rác của tỉnh đến khi nhà máy xử lý rác thải Bến Tre hoàn thành tái cơ cấu và hoạt động vào năm 2026. Sau đó, bãi rác này chỉ còn tiếp nhận rác của huyện Ba Tri.
Nam An